In Flexo là kỹ thuật được ứng dụng nhiều trong ngành in ấn bao bì, tem nhãn. Sở hữu nhiều ưu điểm cùng quy trình thực hiện đơn giản. Nên công nghệ in ấn Flexo vẫn luôn giữ được vị thế vững mạnh trên thị trường. Cùng VF Press xem ngay ưu điểm, ứng dụng và quy trình in ấn tem nhãn Flexo nhé!
Tìm hiểu công nghệ in Flexo là gì?
Flexo là kỹ thuật in nổi hiện đại trong ngành in ấn. Khi in Flexo thì chữ viết hay hình ảnh sẽ nổi lên so với bề mặt vật liệu. Vì thế mang lại những ấn phẩm bắt mắt, ấn tượng và sinh động. Các tấm poster, banner, tem nhãn hay bao bì đều ứng dụng kỹ thuật in ấn Flexo để làm nổi bật lên hình ảnh, chữ viết quan trọng. Các khuôn in Flexo thường được làm bằng nhựa polyme hoặc cao su. Do đó khi in lên giấy hay vật liệu cho hình ảnh, thông tin sắc nét và không bị lem mực.
Công nghệ in ấn Flexo đã xuất hiện trên thị trường từ khá lâu nhưng vẫn được ưa chuộng cho tới ngày nay. Máy in Flexo lần đầu được công nhận vào năm 1890 tại Liverpool. Tuy nhiên, kỹ thuật in nổi khi đó còn khá sơ sài vì thường hay bị dây mực, tốc độ chậm. Sau đó tới năm 1990 thì công nghệ in ấn Flexo mới được cải tiến thêm và ngày càng hiện đại hơn cho tới ngày nay.
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng máy photocopy đơn giản nhất
Vì sao chọn in tem nhãn bằng kỹ thuật Flexo?
Công nghệ in ấn Flexo được ứng dụng phổ biến để sản xuất các loại tem nhãn bởi nhiều lý do. Vì là kỹ thuật in nổi nên tem nhãn sẽ trông bắt mắt, ấn tượng và hấp dẫn người nhìn hơn. Các thương hiệu cũng rất cần đến những loại tem nhãn bắt mắt để thu hút khách hàng. Hơn thế nữa, kỹ thuật in nổi lên màu khá chuẩn, đảm bảo màu sắc tem nhãn không bị nhạt nhoà.
Tốc độ in tem nhãn với công nghệ Flexo tương đối nhanh. Chỉ trong thời gian ngắn đã có thể tạo ra hàng loạt tem nhãn chất lượng tốt và màu sắc đồng đều. Vì thế, chi phí in tem nhãn với kỹ thuật Flexo không quá cao so với những công nghệ in ấn khác để tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
In ấn với công nghệ Flexo cho ra bản in sắc nét, sạch sẽ không lem màu và có thể in được cả 2 mặt vật liệu. Đây cũng là lý do nên ứng dụng công nghệ này để in tem nhãn.
Hiện nay, có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ in tem nhãn với công nghệ Flexo. Trong đó, A&T Label là địa điểm được nhiều người tin cậy. Công ty cung cấp đa dạng các loại tem kim loại được ứng dụng kỹ thuật Flexo. Ví dụ như: tem nội thất, tem loa, tem thời trang, tem inox,… Các loại tem được đảm bảo về chất lượng, độ bền và mang lại bản in sắc nét, đẹp mắt.
So sánh kỹ thuật in Flexo và Offset cho tem nhãn
Offset và Flexo là 2 kỹ thuật in ấn được sử dụng nhiều nhất để in tem nhãn, bao bì, ấn phẩm. Để tránh nhầm lẫn giữa 2 kỹ thuật in này, bạn đọc có thể so sánh ở bảng dưới đây:
Sự khác biệt | In Offset | In ấn Flexo |
Bản in | Khuôn in làm bằng đế cao su, nội dung cần in sẽ được in lên đế cao su trước sau đó mới in gián tiếp lên vật liệu. Vì thế bản in sắc nét, bền lâu và không bị lem mực. | Kỹ thuật in nổi nên nội dung sẽ nổi lên trên vật liệu. Vì thế tạo ra bản in sinh động, bắt mắt và chân thật. |
Mực in | Mực in có 4 tone màu cơ bản là: đen, vàng, đỏ, xanh. Loại mực thường được sử dụng là: mực nước, mực UV tái chế. | Thường sử dụng mực spot color. Các loại mực phù hợp là: mực hoà dung môi, mực UV tái chế, mực nước. |
Vật liệu in | Kỹ thuật Offset in được cả trên những vật liệu có bề mặt phẳng hay gồ ghề như: giấy, kim loại, gỗ, vải,… | Kỹ thuật Flexo in được cả trên những chất liệu hấp thụ lẫn chất liệu không hấp thụ như: giấy bạc, vải, bìa cứng, giấy, thuỷ tinh, vải, kim loại,… |
Giá thành | Phương pháp in Offset là giải pháp tiết kiệm hơn nếu in với số lượng nhỏ. | Phương pháp in Flexo sẽ tiết kiệm hơn nếu in với số lượng bản in nhiều. |
Chất lượng bản in | In Offset mang lại chất lượng bản in cao nhưng khó đồng đều tất cả các bản. | In Flexo tạo ra các bản in có sự đồng đều về màu sắc, chất lượng, độ sắc nét. |
Quy trình thực hiện in tem nhãn với kỹ thuật Flexo
Quy trình in tem nhãn với kỹ thuật Flexo gồm 3 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bản in
Trước khi in theo kỹ thuật Flexo, bạn cần thiết kế chế bản. Đây là 1 trong những bước quan trọng nhất để tạo ra bản in hoàn hảo nhất. Nếu kỹ thuật in có tốt tới đâu mà nội dung chế bản không đáp ứng yêu cầu thì cũng phải chỉnh sửa lại.
Để thiết kế chế bản ấn tượng, bạn cần suy nghĩ xem nên thêm vào hình ảnh, nội dung gì cho tem nhãn. Đồng thời, bạn phải sắp xếp bố cục nội dung hợp lý và chuẩn bị màu sắc cho bản in. Đôi khi, bản in tạo ra sẽ có màu sắc không được giống tuyệt đối so với file mềm. Hãy lưu ý tới điều này để thiết kế chế bản tem nhãn có màu sắc ưng ý nhất.
Sau khi có bản in, bạn tiến hành chuẩn bị các tấm film, phơi kẽm các tấm film để tạo thành bản kẽm. Tiếp theo, bạn gắn trục quay cho máy in để tiến hành các công đoạn tiếp theo.
Xem thêm: Top 10 phần mềm soạn giáo án hiệu quả hiện nay
Bước 2: Thực hiện kỹ thuật in Flexo
Khi đã chuẩn bị đầy đủ chế bản và các bản kẽm, kỹ thuật viên đã có thể in với kỹ thuật Flexo. Máy in Flexo hoạt động dưới dạng cuộn tròn và con lăn và màu sẽ in lần lượt qua từng bản kẽm.
Mỗi bản kẽm sẽ tương ứng với một màu mực riêng. Kỹ thuật viên cần lựa chọn màu nào in trước, màu nào in sau. Để khi các màu chồng lên nhau sẽ tạo ra bản in hoàn chỉnh với màu sắc phù hợp nhất.
Bước 3: Gia công sau khi in
Sau khi in xong, bản in chưa phải là hoàn chỉnh nhất. Để tem nhãn có độ sáng bóng thì cần phải gia công sau khi in. Một số công đoạn gia công sau khi in như sau:
- Cắt cuộn tem nhãn ra thành từng tem rời. Sử dụng máy cắt để vết cắt mượt mà và rút ngắn thời gian.
- Cán màng mỏng, decal để tem nhãn không bị lem mực khi dính nước và có độ bền lâu.
- Máy bế dùng để chuyển đổi vật liệu in cuộn thành các sản phẩm như hộp carton, túi giấy,…
Xem thêm: Máy photocopy Ricoh và Toshiba – nên thuê máy nào?
Các chất liệu tem nhãn phù hợp với kỹ thuật Flexo
Các chất liệu phù hợp để in tem nhãn với kỹ thuật in Flexo là:
- Giấy decal: chất liệu này hấp thụ mực tốt nên cho ra tem nhãn sắc nét và màu sắc đẹp.
- Decal nhựa: công nghệ Flexo thích hợp để in tem nhãn bằng nhựa PP, PVC, PE. Tem nhãn bằng nhựa có độ bền cao, chắc chắn và ít bị ảnh hưởng bởi mưa, nắng.
- Decal xi bạc: kỹ thuật in nổi trên chất liệu xi bạc. Nó thường được ứng dụng cho những loại tem nhãn của thương hiệu, sản phẩm cao cấp.
Vải: chất liệu vải thường được dùng để in tem nhãn với các sản phẩm thời trang.
Ngoài ra, kỹ thuật Flexo còn thích hợp với các chất liệu in khác như: thuỷ tinh, in tem kim loại, tôn, thép,…
Ứng dụng của kỹ thuật in Flexo
Ứng dụng phổ biến nhất của kỹ thuật Flexo là để in ấn, sản xuất tem nhãn. Các loại tem thương hiệu, nhãn mác khi in nổi sẽ mang lại hình ảnh sinh động, bắt mắt. Nhờ đó sẽ có thể thu hút nhiều đối tượng người tiêu dùng hơn. Ngoài ứng dụng in ấn tem mác, người ta còn sử dụng kỹ thuật Flexo để in decal cuộn, in lên thùng carton, túi giấy, in tem nội thất, bao bì sản phẩm.
Có thể thấy, in Flexo là kỹ thuật phổ biến và có ứng dụng cao trong lĩnh vực in ấn. Nếu có nhu cầu sử dụng tem nhãn in bằng kỹ thuật Flexo, hãy liên hệ ngay với A&T Label để được tư vấn miễn phí nhé!