Data Visualization (tên tiếng Việt nghĩa là trực quan hóa dữ liệu) đang được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào mô hình quản lý nội bộ trong thời gian gần đây và càng được nhiều người biết đến. Vậy khái niệm trực quan hóa dữ liệu là gì? Tại sao lại quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như có bao nhiêu dạng trực quan hóa dữ liệu? Mời bạn đọc cùng Vfpress tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
Trực quan hóa dữ liệu là gì?
Trực quan hóa dữ liệu (còn được gọi là đồ thị hoá dữ liệu hoặc hình ảnh hoá dữ liệu) là quá trình biến dữ liệu thô thành hình ảnh, đồ thị, biểu đồ hoặc bản đồ . Giúp truyền đạt thông tin một cách trực quan đến cho người xem. Thay vì chỉ là dãy số và con số, trực quan hóa dữ liệu biến chúng thành một “bức tranh tổng quan”. Giúp người sử dụng dễ dàng phân tích sâu hơn về những vấn đề có trong nội bộ. Từ đó đề xuất ra các chiến lược phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai.
Trực quan hóa dữ liệu cũng là một phần trong việc phân tích dữ liệu. Và điều này là cực quan trọng trong kinh doanh. Nếu bạn đang có ý định muốn tìm hiểu sau hơn về lĩnh vực này. Hãy tìm đến Mastering data analytics, đơn vị chuyên đào tạo nâng cao kỹ năng phân tích dữ liệu hàng đầu tại Việt Nam. Tại đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về phân tích dữ liệu, giải pháp tối ưu dữ liệu cho doanh nghiệp.
Lợi ích của việc trực quan hóa dữ liệu đối với doanh nghiệp
Sau khi đã biết được trực quan hóa dữ liệu là gì thì ở nội dung này, chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn những lợi ích quan trọng khi doanh nghiệp áp dụng việc thực hiện trực quan hóa dữ liệu.
Đưa ra những giải pháp nhanh chóng hiệu quả
Bộ phận xử lý dữ liệu và các nhà lãnh đạo cấp cao thường xem xét dữ liệu đã được trực quan hóa thông qua các công cụ phù hợp. Những biểu đồ và hình ảnh này giúp dữ liệu trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn so với các số liệu thô.
Đồng thời, trực quan hóa dữ liệu cung cấp cái nhìn tổng cục về dữ liệu. Giúp xác định mối liên hệ giữa các yếu tố và phát hiện các thay đổi và xu hướng trong từng giai đoạn thời gian. Tất cả những yếu tố này đặt nền tảng cho việc đưa ra kết luận chính xác hơn cho các chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Xem thêm: Top 10 Phần mềm quản lý nguồn nhân lực chuyên nghiệp
Nâng cao chất lượng dịch vụ
Hình ảnh hóa dữ liệu mang lại lợi ích rất lớn trong việc thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Thông qua biểu đồ và đồ thị, doanh nghiệp có khả năng theo dõi và phân tích sự thay đổi trong hành vi, thói quen và sở thích của khách hàng theo từng giai đoạn.
Có thể nâng cao hiệu suất làm việc
Việc trình bày số liệu một cách rõ ràng và thông qua thông điệp cụ thể đem lại lợi ích cho mỗi nhân viên, giúp họ nhanh chóng nắm bắt tình hình doanh nghiệp. Kết quả nhận được đó là từng nhân sự sẽ trở nên tự tin hơn trong việc chia sẻ kiến thức và đóng góp ý vào việc cải thiện các vấn đề chung. Từ đó mà doanh nghiệp sẽ duy trì được đội ngũ nhân viên lành nghề và chuyên nghiệp trong từng khâu.
Giảm thiểu chi phí thuê chuyên gia phân tích dữ liệu
Vấn đề thuê chuyên gia phân tích dữ liệu có thể tạo áp lực về ngân sách cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong tình huống như vậy, sử dụng các công cụ trực quan hóa dữ liệu là một lựa chọn thông minh để giúp người đọc và hiểu dữ liệu đơn giản. Từ đó đưa ra những quyết định hiệu quả tại mức độ phòng ban song song đó là tối ưu hóa chi phí.
Xem thêm: Những cách quản lý nhân viên cải thiện hiệu suất kinh doanh hiệu quả
Các dạng trực quan hóa dữ liệu phổ biến nhất hiện nay
Khi đến nội dung này, chắc hẳn bạn đọc đã biết được data visualization là gì. Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 4 dạng trực quan hóa dữ liệu đang được các doanh nghiệp tin tưởng và chọn lựa để sử dụng hiện nay.
Dạng biểu đồ
Có rất nhiều loại biểu đồ và công cụ trực quan hóa dữ liệu để phân tích và diễn giải dữ liệu một cách hiệu quả. Mỗi loại biểu đồ có ưu điểm riêng và phù hợp với mục tiêu trình bày thông tin cụ thể. Dưới đây là một số loại biểu đồ thông dụng như:
- Biểu đồ đường – cột – vùng – phễu
- Dạng biểu đồ xếp chồng – hình tròn – mạng nhện
- Biểu đồ phân tán – kết hợp
Dạng Pivot Table
Pivot Table là một công cụ hỗ trợ bạn trong việc phân tích và tóm tắt dữ liệu từ các tập dữ liệu lớn. Một số thao tác cơ bản mà bạn có thể sử dụng trong Pivot Table bao gồm là:
- Sắp xếp lại tất cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
- Chia nhỏ và tóm tắt
- Lọc dữ liệu chính và tùy chỉnh hình thức cũng như cách trình bày dữ liệu
Dạng Widget KPI
Widget KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng để hiển thị các chỉ số chính và xu hướng quan trọng một cách nhanh chóng và dễ hiểu trong bảng chỉ số. Một số loại Widget KPI đang được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có:
- Widget KPI dạng biểu đồ
- Widget KPI số đơn lẻ
Dạng bảng chỉ số
Bảng chỉ số là một công cụ hữu ích để tổng hợp nhiều báo cáo và widget KPI vào một trang duy nhất. Cho phép người dùng có cái nhìn tổng quan và dễ dàng quản lý thông tin quan trọng. Thêm vào đó, những dạng bảng chỉ số còn có thêm chức năng lọc linh hoạt cho phép người dùng có thể cụ thể hóa thông tin khi cần thiết.
Những nguyên tắc cần biết khi tiến hành trực quan hóa dữ liệu
Dưới đây là 5 nguyên tắc vô cùng quan trọng dành cho bạn trước khi tiến hành việc trực quan hóa dữ liệu. Hãy tìm hiểu thật kỹ để có thể thực hiện việc này một cách chuẩn nhất. Nhằm mang lại hiệu quả tốt trong quá trình trực quan hóa dữ liệu.
Lựa chọn biểu đồ hợp lý
Bằng cách xác định mục tiêu cụ thể như so sánh giá trị, thể hiện xu hướng hay nghiên cứu sự phân phối và mối quan hệ giữa các đối tượng. Bạn có thể lựa chọn biểu đồ phù hợp như biểu đồ đường, biểu đồ cột, biểu đồ phân tán hoặc biểu đồ vùng,… Việc lựa chọn biểu đồ hợp lý sẽ mang lại khả năng dễ nhìn, dễ nhớ và dễ phân tích hơn.
Xem thêm: Cách tiết kiệm chi phí và nhân lực khi vận hành kinh doanh online
Chọn lọc thông tin quan trọng
Vậy chọn lọc thông tin quan trọng trong quá trình trực quan hóa dữ liệu là gì? Đó chính là chắc lọc và kiểm tra cẩn thận cẩn thận các phần quan trọng của dữ liệu để trình bày trong biểu đồ. Điều này giúp làm cho biểu đồ trở nên dễ hiểu hơn và người xem sẽ nắm bắt được những thông tin quan trọng nhất một cách chính xác.
Thể hiện đúng sự tương quan trong số liệu
Một nguyên tắc quan trọng nữa của trực quan hóa dữ liệu đó là phải phản ánh sự tương quan giữa các số liệu một cách chính xác và trung thực. Chúng tôi khuyên bạn cân nhắc sử dụng thêm các khung tham chiếu, tỷ lệ hình ảnh hoặc biểu đồ để làm cho thông tin dễ đọc và hiểu. Bên cạnh đó, người trình bày phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Tính trung thực: Tuyệt đối không được thay đổi tỷ lệ để tạo ra sự hiểu lầm hoặc biến đổi ý nghĩa của dữ liệu.
- Không gian và tỷ lệ: Sử dụng tỷ lệ và không gian trong biểu đồ một cách hợp lý để phản ánh sự tương quan thực sự giữa các dữ liệu.
- Chú thích và tiêu đề: Cung cấp đủ thông tin để giúp người xem hiểu biểu đồ mà không cần phải tìm hiểu quá nhiều.
Chọn lựa màu sắc trình bày biểu đồ hợp lý
Việc sử dụng màu sắc trong trực quan hóa dữ liệu giúp cho thông tin được truyền đạt đến người xem dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng màu sắc một cách linh hoạt để tránh làm mất tính tập trung hoặc gây rối cho người xem. Một số lưu ý quan trọng mà bạn nên xem xét khi lựa chọn màu sắc để trình bày biểu đồ đó là:
- Sử dụng màu sắc mục đích: Màu sắc nên được sử dụng để làm nổi bật và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng trong biểu đồ. Hãy xác định rõ dữ liệu nào cần thiết và dữ liệu nào bổ trợ trước khi chọn màu sắc.
- Tối giản hóa: Nên sử dụng màu sắc hài hòa để truyền đạt thông điệp. Tránh sử dụng quá nhiều màu nổi như đỏ, xanh neon, vàng,.. Điều này có thể gây rối loạn thị giác và làm cho người xem mất tập trung.
Xem thêm: 10+ Tiêu chí tạo trang web bán hàng giúp gia tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp
Trình bày dữ liệu đơn giản và hiệu quả
Để đảm bảo biểu đồ hiệu quả và dễ đọc, quan trọng là phải tối giản hóa và loại bỏ những yếu tố không cần thiết. Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng mà bạn cần phải nắm rõ:
- Sử dụng phông chữ rõ ràng: Chọn phông chữ dễ đọc và đảm bảo rằng cỡ chữ phù hợp với kích thước biểu đồ.
- Tập trung vào thông điệp chính: Hãy xác định thông điệp quan trọng cần truyền đạt thông qua biểu đồ và tập trung vào nó. Đừng làm rối mắt người xem bằng việc thêm các chi tiết không cần thiết.
- Kiểm tra tính cân đối và hợp lý: Đảm bảo rằng các yếu tố trên biểu đồ được sắp xếp hợp lý và tạo ra cân bằng. Điều này giúp người xem dễ theo dõi thông tin.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp các thông tin liên quan về phương pháp trực quan hóa dữ liệu là gì. Hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về lĩnh vực phân tích dữ liệu này. Nếu bạn đang dự kiến áp dụng trực quan hóa dữ liệu vào doanh nghiệp của mình thì phải trau dồi hiểu biết. Nhằm có thể thích ứng linh hoạt các vấn đề và giải quyết nó nhanh chóng.