Bí quyết kinh doanh phụ tùng xe máy

Mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn?

Việt Nam là một quốc gia có số lượng xe máy nhiều thứ 2 trên thế giới. Mọi người ưa chuộng xe máy bởi sự tiện dụng, tiết kiệm và dễ dàng di chuyển của xe máy. Vì vậy, kinh doanh phụ tùng xe máy được coi là một ngành vô cùng tiềm năng. Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức cần thiết để có thể lên kế hoạch kinh doanh cho cửa hàng của bạn. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu những điều đó trong bài viết dưới đây nhé.

Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy

Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy

Nghiên cứu thị trường

Như nhiều ngành nghề khác, điều đầu tiên và quan trọng nhất khi kinh doanh phụ tùng xe máy là bạn phải nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu bạn kinh doanh phụ tùng dành cho các loại xe thông dụng, thì khách hàng của bạn có thể là bất kì ai, từ những người dân lao động đến nhân viên văn phòng, công nhân, học sinh, sinh viên…. Khi đó, bạn cần phải xác định xem nên chọn vị trí cửa hàng ở đâu cho phù hợp. Bạn nên chọn cửa hàng gần ở các khu công nghiệp, các khu đông dân cư hoặc trên các trục đường lớn thì sẽ rất có lợi cho việc kinh doanh. Với đối tượng khách hàng này, bạn cần phải đầu tư đa dạng các loại phụ tùng của các hãng xe máy khác nhau như phuộc racing boy, phuộc yss, nồi honda, nồi suzuki,… để đáp ứng nhu cầu sửa chữa và thay mới của người dùng

Nếu như bạn hướng tới kinh doanh phụ tùng các dòng xe phân khối lớn, thì nguồn gốc của phụ tùng, yêu cầu về chất lượng và đối tượng khách hàng cũng sẽ khác. Phụ tùng cho các dòng xe này thường sẽ khó tìm hơn và giá cả cao hơn. Bên cạnh đó, đối tượng sử dụng các dòng xe này cũng khá đặc biệt, họ thường đòi hỏi rất cao về chất lượng và nguồn gốc của các phụ tùng. Do đó, bạn cần phải đầu tư rất nhiều trong việc tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, uy tín. Những người chơi xe thường sẽ giới thiệu cho nhau các cửa hàng linh kiện xe máy uy tín, chất lượng. Vậy nên, nếu bạn không phải là một người có mối quan hệ rộng rãi thì bạn có thể hợp tác kinh doanh cùng với một người bạn khác để có nhiều mối quan hệ hơn. 

Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ

Để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh phụ tùng xe máy, bạn nên tập trung phân tích các đối thủ cạnh tranh tại địa phương và trên các kênh kinh doanh online như Facebook, Shoppe, Lazada, Zalo… Nên dành ra thời gian để ghé thăm các cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy, phân tích hàng hóa, chủng loại, giá cả, số lượng hàng tồn kho và đối tượng khách hàng. Ngoài ra, nên nghiên cứu thêm về cách kinh doanh và bán hàng của họ.

Thu thập thêm các dữ liệu và phân tích điểm mạnh/yếu của đối thủ cạnh tranh chính là các kinh nghiệm kinh doanh vô cùng hữu ích cho bạn. Với những kinh nghiệm kinh doanh có được, bạn sẽ có thể xây dựng được những giá trị cốt lõi cho sản phẩm, dịch vụ và tìm được lợi thế cạnh tranh cho chính cửa hàng của mình.

Tìm nhà cung cấp phụ tùng

Tìm kiếm nguồn nhập phụ tùng xe máy ở đâu cho chất lượng, uy tín và giá cả hợp lý là một điều vô cùng quan trọng bởi nó sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng hàng mà cửa hàng của bạn đang kinh doanh. Sau đó là mức giá được bán ra thị trường,vì thế mà chi phối đến lợi nhuận và uy tín của cửa hàng.Do đó, bạn cần bỏ ra nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu thật kỹ để chọn được những nguồn nhập hàng uy tín và phù hợp với bạn nhất. 

Thị trường có rất nhiều nơi cung cấp những phụ tùng xe máy, đầy đủ tất cả các loại hàng với các mức giá cũng khác nhau và chênh lệch. Một lời khuyên là bạn nên nhập hàng từ các nhà máy sản xuất hoặc mua lại từ các đại lý phân phối chính hãng tại Việt Nam như: Kim Thành, Shop2banh, Honda Việt Nam,… Tất nhiên việc này sẽ mang lại mức giá sẽ cao hơn so với việc bạn nhập từ những nơi không rõ nguồn gốc ngoài thị trường nhưng chất lượng sẽ được đảm bảo gần như tuyệt đối. Dưới đây là một vài nguồn nhập hàng uy tín bạn có thể tham khảo.

Lên kế hoạch tiếp thị

Bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức là bán hàng online hoặc kinh doanh trực tiếp tại điểm bán. Nhưng thật ra bạn nên kết hợp cả hai để tối ưu hóa việc tiếp cận đến khách hàng của mình. Và chắc chắn việc kinh doanh bằng cả hai hình thức sẽ cần bạn đầu tư nhiều công sức, thời gian và nhân lực để quản lý công việc.

Bạn có thể bắt đầu bằng những website online, việc này sẽ giúp cho việc kinh doanh có khởi đầu tốt hơn. Vậy, chúng ta có thể bắt đầu với việc  bán hàng online ở đâu? Hãy cùng tham khảo một số các nền tảng dưới đây. 

Mở cửa hàng phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn?

Thông thường, tổng chi phí cần để mở một cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy sẽ rơi vào tầm khoảng từ 200 triệu  cho đến vài tỷ đồng tùy theo quy mô mà chủ cửa hàng mong muốn. 

Chi phí thuê mặt bằng

Nếu bạn dự định thuê mặt bằng tại các thành phố lớn thì sẽ tốn một khoản chi phí khá cao. Ở các thành phố lớn, chi phí thuê mặt bằng là một vấn đề rất khó khăn, chủ nhà sẽ có thể yêu cầu bạn đóng tiền cọc trước 3 – 6 tháng đầu tiên. Chi phí thuê mặt bằng trung bình khoảng từ 10 – 15 triệu đồng mỗi tháng, và nếu như đóng tiền nhà 3 tháng đầu tiên thì bạn sẽ mất đến hơn 40 – 50 triệu đồng cho chi phí thuê mặt bằng. Còn nếu chọn địa điểm ở trong các con ngõ, hẻm thì chi phí sẽ rẻ hơn, chỉ khoảng từ 5 – 7 triệu. 

Chi phí cải tạo, trang trí

Khách hàng sẽ có hứng thú hơn đối với những cửa hàng có cách bày trí trông chuyên nghiệp và thoải mái. Thế nên hãy lên kế hoạch mua sắm tủ, kệ, bàn, thiết bị trưng bày sản phẩm trong cửa hàng. Hàng hóa nên được trưng bày một cách sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp trên các kệ để có thể tạo ấn tượng tốt và niềm tin đối với khách hàng. Bạn nên dành ra khoảng từ 10 – 15 triệu cho việc trang trí này vì nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc kinh doanh. 

Chi phí nhập hàng

Chi phí nhập hàng

Chi phí nhập hàng là một khoản chi lớn nhất mà bạn phải bỏ ra khi mới bắt đầu kinh doanh. Nguồn hàng của bạn sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố là sản phẩm mục tiêu và quy mô của cửa hàng. Như đã đề cập ở trên, mỗi dòng xe sẽ sử dụng những loại phụ tùng khác nhau, vậy nên để tránh tình trạng ế ẩm, bạn buộc phải xác định xem mình sẽ tập trung kinh doanh vào dòng xe nào và tuyệt đối không được nhập hàng theo cảm tính của bản thân.

Kinh nghiệm bán hàng phụ tùng xe máy từ những bậc thầy trong nghề cho thấy, mở cửa tiệm bán phụ tùng xe máy càng lớn thì số vốn cần nhập hàng lại càng nhiều . Chi phí nhập hàng ban đầu cho các cửa hàng nhỏ dự kiến sẽ rơi vào khoảng 70 triệu đồng và có thể tăng lên gấp đôi hoặc gấp ba đối với những cửa hàng có quy mô lớn hơn. Nếu như bạn kinh doanh phụ kiện xe phân khối lớn thì số tiền bạn cần bỏ ra để  đủ nhập hàng có thể lên đến vài trăm triệu.

Chi phí nhân viên

Khảo sát cho thấy bạn sẽ phải chi trả mức trung bình khoảng từ 6 – 9 triệu đồng một thợ một tháng, quy mô cửa hàng càng lớn thì số lượng thợ sửa chữa sẽ càng đông.

Vốn duy trì cửa hàng

Chi phí kinh doanh phụ tùng xe máy không thể không tính tới khoản vốn duy trì cửa hàng. Ban đầu khi chưa có khách hoặc lượng khách chưa ổn định, doanh thu không đủ để bù đắp các chi phí hoặc bạn cần triển khai kế hoạch bán hàng sao cho phù hợp với xu hướng thời cuộc thì khoản vốn duy trì này cần được chuẩn bị kỹ càng. Theo dự tính bạn cần để sẵn khoảng 20 – 25 triệu để duy trì.

Ngoài ra, còn nhiều khoản chi khác như các khoản chi về phần mềm quản lý để quản lý số lượng nhập vào, bán ra, tồn kho, quản lý các nhà cung cấp…Các phần mềm quản lý này rất hữu ích vì nó sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa các chi phí thuê quản lý, kế toán mà chỉ đầu tư một lần duy nhất; chi phí quảng cáo, marketing…

Bài viết trên, VFPress đã chia sẻ với các bạn một vài bí quyết cũng như thông tin để kinh doanh phụ tùng xe máy một cách thuận lợi và  thành công từ. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có đủ tự tin và kiến thức để hiện thực hóa mong muốn mở một cửa hàng của riêng mình. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *