thúc đẩy ngành vận tải phát triển

Vì sao khoa học công nghệ thúc đẩy ngành vận tải phát triển?

Năm 2019 vừa rồi ngành vận tải nước ta đánh dấu sự chuyển đổi quan trọng với hàng loạt những giải pháp công nghệ mới được ra đời, áp dụng thực tiễn, thúc đẩy xu hướng thị trường. Vì sao khoa học công nghệ thúc đẩy ngành vận tải phát triển? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi.

1. Vai trò đặc biệt quan trọng của ngành giao thông vận tải

Giao thông vận tải là ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng nguyên liệu, vật tư kỹ thuật, năng lượng cho các cơ sở sản xuất, đưa sản phẩm tới thị trường tiêu thụ, lưu thông quá trình sản xuất xã hội. Giao thông vận tải cũng phục vụ nhu cầu đi lại của con người, tạo điều kiện cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.

Nhờ mạng lưới giao thông vận tải mà các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện. Thế nên, hầu hết những nơi nằm gần các tuyến vận tải lớn hay các đầu mối giao thông cũng là nơi tập trung ngành dịch vụ, sản xuất, dân cư.

Việc hoàn thiện kỹ thuật trong giao thông vận tải giúp mở rộng cự li, tăng tốc độ vận chuyển giữa các vùng xa xôi. Những tiến bộ của ngành vận tải đã có nhiều tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và dân cư trên thế giới.

Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa, tạo mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.

2. Công nghệ 4.0: “Đòn bẩy” cho giao thông vận tải bứt phá

Ngành GTVT thời gian qua đã chủ động nắm bắt xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 liên quan đến lĩnh vực GTVT với mục tiêu nâng cao năng lực, chủ động tiếp cận. Đây sẽ là đòn bẩy quan trọng đưa ngành GTVT bứt phá.

Công nghệ tác động đến giao thông vận tải
Công nghệ tác động đến giao thông vận tải

2.1 Chủ động làm chủ công nghệ

Các đơn vị trong ngành GTVT đã bám sát và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận công nghệ 4.0. Xuất phát từ chủ trương trên, các đơn vị trong ngành vận tải đã đẩy mạnh hiện đại hóa mô hình, giúp việc và quản lý của ngành GTVT theo định hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, hiệu quả trong việc nâng cao quản lý, điển hình là các công ty vận chuyển hàng hóa có giá trị cao như Nam Phú Thịnh (vanchuyenhangnguyhiem.vn – vận chuyển hàng nguy hiểm, vận chuyển đường bộ các lô hàng lớn) đã sử dụng hệ thống GPS để định vị các xe trong suốt quá trình vận chuyển, giúp quản lý dễ dàng và khách hàng cũng có thể theo dõi và an tâm hơn về hàng hóa được ký gửi..

Phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực ngành GTVT phù hợp xu thế phát triển nền công nghệ 4.0, đổi mới cơ cấu ngành nghề, hội nhập quốc tế.

Các đơn vị đẩy mạnh hợp tác để phát triển ứng dụng công nghệ, chuyển giao với các đối tác có kinh nghiệm, có trình độ kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng, bảo trì quản lý chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức vận tải và logistics, ATGT và dịch vụ công…

2.2 Nâng tầm quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0

Mục tiêu đề ra là xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị của ngành GTVT, chủ động tiếp cận công nghệ 4.0, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hấp thụ và phát triển được những công nghệ sản xuất mới, thuận lợi trong công tác giám sát từ cơ quan nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh trong bối cảnh công nghệ 4.0.

Cần ứng dụng thành quả của cuộc CMCN 4.0 trong triển khai dịch vụ công trực tuyến và xây dựng Chính phủ điện tử ngành GTVT, phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cấp đổi giấy phép lái xe, đăng kiểm chất lượng phương tiện, ATGT, quản lý cảng hàng không, sân bay,…

2.3 Đưa công nghệ 4.0 vào quản lý chất lượng xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng GTVT

Đẩy mạnh công nghệ 4.0 nhằm hiện đại hóa hệ thống quản lý chất lượng, xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT. Cụ thể, triển khai ứng dụng mô hình thông tin xây dựng nhằm số hóa những thông tin dữ liệu logic về số lượng, kích thước, vật liệu của từng bộ phận trong công trình kết hợp với những thông tin như đơn giá, định mức, tiến độ thi công,…tạo nên mô hình thực tại ảo của công trình.

Sử dụng công nghệ hiện đại vào các công tác khảo sát thiết kế, ưu tiên sử dụng những kết cấu mới, vật liệu có chỉ tiêu kỹ thuật tốt để nâng cao chất lượng, hạ giá thành những công trình xây dựng giao thông.

Bên cạnh đó, cần ứng dụng công nghệ hiện đại vào công việc đánh giá, kiểm tra chất lượng các công trình giao thông như hệ thống cảm biến kiểm soát biến dạng công trình, ứng suất, công nghệ xử lý nền móng công trình,…

Đẩy mạnh công nghệ 4.0 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng các sản phẩm công nghiệp ngành GTVT, lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực, bám sát công nghệ sản xuất mới.

3. Ứng dụng công nghệ Blockchain vào vận tải

Công nghệ blockchain trong phát triển ngành vận tải
Công nghệ blockchain trong phát triển ngành vận tải

Công nghệ Blockchain được hiểu đơn giản là cơ sở dữ liệu trong một mạng. Toàn bộ hệ thống không phải chỉ có một vị trí duy nhất, một tài liệu có thể làm căn cứ đáng tin duy nhất, bởi các lần sao chép cùng một phiên bản sổ cái được đặt ở nhiều nơi.

Thông qua sự đồng thuận của tất cả mọi người tham gia, khi dữ liệu hay giao dịch mới được ghi vào Blockchain thì tất cả những bản sao này được cập nhật. Nó là một hệ thống ngang hàng P2P, loại bỏ tất cả những khâu trung gian, tăng cường an ninh, minh bạch và giảm thiểu lỗi do con người gây ra.

Công nghệ Blockchain đã tạo ra xương sống cho nhiều hoạt động trên internet bằng cách cho phép phân phối những thông tin kỹ thuật số nhưng không được sao chép.

Công nghệ Blockchain xuất hiện là giải pháp giúp ngành vận tải biển đạt được 2 mục đích: quản lý, theo dõi việc vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu một cách minh bạch và ứng dụng hợp đồng thông minh để thay thế cho những thủ tục giấy tờ rờm rà, đẩy nhanh tiến độ vận chuyển.

4. Một số xu hướng Logistics 2020

Cách mạnh công nghệ đang thực sự bùng nổ trong hiện tại và tương lai, theo đó sự phổ biến của hệ thống IoT cũng đòi hỏi doanh nghiệp Logistics phải vận dụng tối ưu nguồn dữ liệu khổng lồ trong chuỗi cung ứng. Vì thế, chúng tôi đã tổng hợp một số những xu hướng Logistics 2020 để giúp các bạn có cái nhìn cụ thể hơn trong việc xác định các lực lượng chủ chốt đang làm thay đổi mạnh mẽ ngành Logistics.

Xu hướng Logistics trong thời đại mới
Xu hướng Logistics trong thời đại mới

4.1 Phương tiện vận tải tự điều khiển

Công nghệ trong AI ngày càng tiến bộ, nguồn đầu tư cũng tăng trong việc phát triển các công nghệ thị giác, cảm biết, phương tiện tự lái sớm sẽ biến đổi cách thức xe được lắp ráp, vận hành, sử dụng. Phương thức xe tự lái sẽ góp phần thay đổi cách thức Logistics hoạt động từ xe tải tới các robot vận tải chặng cuối.

Phương tiện vận tải tự điều khiển trong Logistics đã dần được áp dụng ở môi trường nhà kho, bãi trong những năm qua. Triển khai các phương tiện tự lái trong các không gian cộng đồng sẽ là bước tiến hóa tiếp theo để tối ưu hóa hơn nữa các hoạt động Logistics và tăng tính an toàn. Thế nhưng, để triển khai rộng rãi xe tự điều khiển thì phải khắc phục những thách thức của quy định chính phủ, mối quan tâm về an toàn.

4.2 Trí tuệ nhân tạo (AI)

Ngày càng có nhiều chức năng trong chuỗi cung ứng được ứng dụng các giải pháp AI tiên tiến, đặc biệt là các hoạt động kho hàng. Trí tuệ nhân tạo đã góp phần chuyển đổi cách thức các nhà cung cấp dịch vụ Logistics hoạt động. Thông qua các hệ thống, AI sẽ tăng cường chuyên môn của con người, tạo ra những hiểu biết mới từ Big Data.

Trong Logistics, AI sẽ cho phép tự động hóa những hoạt động hỗ trợ, quản lý tài sản trong Logistics, tạo ra các mô hình trải nghiệm khách hàng mới.

Robot AI và tự động hóa cũng được triển khai rộng rãi trong chuỗi cung ứng. Vai trò của Robot là hỗ trợ người lao động với những công việc thử thách về thể chất.

4.3 Số hóa chuỗi cung ứng

Số hóa là quá trình ứng dụng những giải pháp công nghệ mới cùng các nguồn lực khác để thiết kế lại quy trình của chuỗi cung ứng. Giúp cải thiện tốc độ, khả năng phục hồi, tính chủ động, dẫn đến khả năng đáp ứng của khách hàng lớn hơn. Không đơn giản là ứng dụng một số công nghệ vào các quy trình mà các công ty phải thiết kế lại chiến lược chuỗi cung ứng để có thể khai thác đầy đủ lợi ích của việc số hóa.

Internet of Things (IoT) trong lĩnh vực số hóa như một giải pháp công nghệ mang tính ứng dụng cao. IoT là hệ thống những thiết bị điện toán kết nối với nhau, giúp các công ty giám sát hàng tồn kho, tối ưu hóa các tuyến tàu.

4.4 Công nghệ in 3D

Công nghệ in 3D là một quy trình trong đó máy in độc bản thiết kế mỹ thuật và in bằng vật liệu được cung cấp và tạo ra san phẩm 3D. Những máy in có khả năng tạo ra những mức thiết kế phức tạp và chi tiết, có thể khó hoặc không thực tế.

Nhu cầu khách hàng sử dụng các sản phẩm mang tính tùy chỉnh cao ngày càng cao, công nghệ 3D sẽ góp phần tác động tới ngành Logistics bằng việc đa dạng hóa những chiến lược sản xuất. Thay vì sản xuất truyền thống, một số công ty sẽ kết hợp công nghệ in 3D với những kỹ thuật sản xuất hàng loạt. Những nhà cung cấp dịch vụ Logistics có thể quán lý những mạng sản xuất phức tạp hơn.

4.5 Đóng gói hàng thông minh

Container tiêu chuẩn được áp dụng đã làm thay đổi toàn bộ ngành vận tải hàng hóa toàn cầu, mang đến những cải tiến lớn về hiệu suất và tạo thuận lợi cho thương mại. Thế nhưng, nhu cầu trong việc đa dạng hóa khối lượng container, áp lực về thời gian và chi phí ngày càng tăng đòi hỏi các định dạng container cũng như quy trình đóng hàng mới. Để xử lý khối lượng vận chuyển các đơn hàng lẻ thì các hình thức đóng gói mới cũng rất cần thiết.

Khoa học công nghệ thúc đẩy ngành vận tải phát triển hiện đại, tối giảm nhiều chi phí và thời gian. Hi vọng, bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc trong vấn đề này. Đừng quên chia sẻ và theo dõi chúng tôi thường xuyên hơn ở những bài viết tiếp theo nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *