Cách tăng chỉnh phanh xe máy đơn giản hiệu quả nhất

Phanh xe máy hay còn gọi là bố thắng xe máy, là một trong những bộ phận quan trọng nhất quyết định đến sự an toàn trong quá trình điều khiển. Với vai trò giảm tốc, dừng xe an toàn, tránh được các tai nạn, các chướng ngại vật trên đường, trong quá trình sử dụng chúng ta cần phải đặc biệt chú ý bảo trì, bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên bộ phận này. Tăng chỉnh phanh xe máy là việc làm cần phải thực hiện đối với tất cả mọi loại xe để đảm bảo xe luôn hoạt động trong tình trạng an toàn, ổn định.

Phanh xe máy phổ biến với những loại nào?

Phanh xe máy có cấu tạo rất đặc biệt gồm cả cả phanh trước và phanh sau. Phổ biến hiện nay có 2 loại chính là:

Loại phanh tang trống

Phanh tang trống hay bố thắng đùm được thiết kế với bộ phận chính là 2 bố thắng có hình vòng cung được ghép lại với nhau, được bố trí ở ngoài guốc phanh. Trong quá trình bóp phanh, cơ cấu đòn bẩy có nhiệm vụ tách ra, áp chặt vào đùm để tạo ra lực ma sát làm cản trở chuyển động của bánh, giúp xe chuyển động chậm lại và cuối cùng sẽ dừng lại.

Đặc điểm của phanh tang trống là lực phanh không quá mạnh, được trang bị chủ yếu trên các dòng xe đời cũ hoặc xe số có dung tích dưới 150 cc. Ưu điểm là chi phí sản xuất thấp, hệ thống phanh được làm khép kín nên tránh được những tác động tiêu cực từ bên ngoài rất tốt. Tuy nhiên nhược điểm là khả năng tản nhiệt thấp, bố thắng có thể bị cháy nếu quá nóng khiến hệ thống phanh mất tác dụng nên không phù hợp với các dòng xe có tốc độ cao. Chưa kể là trong thời tiết mưa gió chỉ cần đạp nhẹ khiến phanh bị bó cứng, dẫn đến trượt bánh xe nguy hiểm.

Loại phanh đĩa

Loại phanh đĩa

Bố thắng đĩa được thiết kế với những cái đĩa bằng kim loại được gắn vào bánh xe để hãm tốc phanh đĩa. Lá bố nằm trên lá thép, ở bên trong càng phanh. Khi bóp hay đạp phanh thì thủy lực sẽ ép cái bố chặt vào đĩa phanh, tạo nên lực ma sát để giúp cho xe chuyển động chậm lại. Xe có phanh đĩa cho quãng đường dừng ngắn hơn, ăn hơn phanh tang trống.

Ưu điểm của phanh đĩa là có lực ma sát tốt hơn, hiệu suất phanh tốt hơn nên cho khả năng giảm tốc nhanh và dừng xe nhanh hơn phanh tang trống. Đĩa phanh ở phía ngoài nên cho khả năng tản nhiệt tốt hơn, má phanh khó bị chai, khả năng thoát nước tốt nên dễ dàng bảo dưỡng. Khe hở giữa má phanh, đĩa phanh nhỏ còn có thể tự động điều chỉnh khi má phanh, đĩa bị mòn đi. Nhược điểm của loại phanh này là giá thành cao, di chuyển trong đường đất đá nhiều sẽ khiến cho hệ thống phanh nhanh mòn. Khi bị bùn đất dính vào có thể dẫn đến tình trạng mất phanh.

Tại sao cần phải tăng chỉnh phanh xe máy?

Tại sao cần phải tăng chỉnh phanh xe máy?

Có thể thấy rằng vai trò của phanh xe máy là rất lớn trong việc giảm tốc cho xe. Một khi phanh xe bất ngờ gặp phải một sự cố nào đó ngoài ý muốn sẽ khiến bạn gặp tai nạn đáng tiếc.  Thông thường sau một khoảng thời gian vận hành, người lái bóp phanh, đạp phanh mà bạn cảm thấy quá chân hay phải bóp mạnh tay nghĩa là cho thấy dây phanh xe đang nhão, phanh bị mòn. Việc phanh xe không còn ăn nữa hoặc xảy ra hư hỏng sẽ khiến cho toàn bộ chiếc xe bị ảnh hưởng, làm mất an toàn trong quá trình tham gia giao thông.

Vì thế việc tăng chỉnh phanh xe máy là việc làm hết sức cần thiết sau quá trình sử dụng trong thời gian dài vừa đảm bảo an toàn cho người lái, vừa tránh được các vụ tai nạn gây hư hỏng các bộ phận khác của xe, giữ cho xế yêu của bạn luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất. Đừng để cho xe khi xảy ra sự cố với hệ thống phanh mới đem đi căn chỉnh, sửa chữa sẽ rất nguy hiểm cho cả người lái và những người khác khi tham gia giao thông trên đường.

Cách tăng chỉnh phanh xe máy đơn giản hiệu quả nhất

Trước khi tiến hành tăng chỉnh phanh cho xe máy, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: Tuốc nơ vít và găng tay bảo hộ. Cách thực hiện như sau:

Cách tăng chỉnh phanh trước

Cách tăng chỉnh phanh trước

Bước 1: Bạn đưa tuốc nơ vít đến vị trí cần giữ phanh, sau đó đẩy nhẹ tuốc nơ vít xuống dưới để cà phanh về trước để cho ốc chỉnh phanh lồi ra.

Bước 2: Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ đảm bảo phù hợp, sau đó tiến hành bóp thử phanh tay để kiểm tra xem được chưa, nếu thấy chưa được bạn có thể căn chỉnh thêm. Bạn không nên vặn ốc chỉnh phanh này quá chặt sẽ khiến cho phanh bị bó, dễ gây mòn phanh, làm nóng bánh và khiến cho xe vận hành ì.

Cách tăng chỉnh phanh sau

Bước 1: Cách tăng chỉnh phanh sau cho xe máy bạn cũng tiến hành tương tự như với tăng chỉnh phanh trước. Dùng tuốc nơ vít đưa đến vị trí cần giữ phanh, sau đó đẩy nhẹ tuốc nơ vít xuống rồi điều chỉnh ốc phanh đảm bảo phù hợp nhất.

Bước 2: Bạn đạp chân phanh để kiểm tra lại xem phanh sau chỉnh đã đạt chưa, nếu thấy chưa được bạn có thể căn chỉnh thêm. Cũng như chỉnh phanh trước, với phanh sau bạn cũng không nên vặn ốc chỉnh phanh này quá chặt sẽ khiến cho phanh bị bó nhé.

Cách để biết và tăng chỉnh phanh xe máy sao cho đúng

  • Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ tự do của tay phanh: Thường độ rơ tự do của tay phanh dầu bằng 0, còn độ rơ tự do của tay phanh cơ là a = 10~20 mm. Khi kiểm tra nếu phát hiện thấy ngoài thông số này bạn cần điều chỉnh theo đúng tiêu chuẩn. Bạn xoay ốc, điều chỉnh cho đến khi đạt được độ rơ tự do là được.
  • Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ tự do của chân phanh: Thường độ rơ tự do của chân phanh là a = 10~20 mm. Khi kiểm tra nếu phát hiện thấy ngoài thông số này bạn cần điều chỉnh theo đúng tiêu chuẩn. Bạn xoay ốc, điều chỉnh cho đến khi đạt được độ rơ tự do của chân phanh là được.
  • Kiểm tra mức dầu phanh: Bạn dựng chân chống đứng và xoay tay lái đến vị trí khi nắp của bình dầu phanh nằm ngang để kiểm tra. Nếu  thấy mức dầu trong bình dưới vạch  a, bạn cần xem có  sự rò rỉ hay không, kiểm tra xem má phanh có mòn quá không để bổ sung thêm  bằng loại dầu phanh chỉ định.

Một số lưu ý khi sử dụng phanh xe máy an toàn

Quá trình vận hành xe máy nhiều người thường chủ quan và không học cách sử dụng phanh xe an toàn dẫn đến phanh nhanh hư hỏng. Để hạn chế được điều này bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thắng trước và thắng sau, sử dụng với lực thắng tăng dần đều
  • Với xe máy sử dụng loại phanh đĩa, bạn nên nên bóp thắng sau rồi mới bóp thắng trước theo kiểu bóp – nhả để lực tác động đều lên má phanh, giúp tránh được trường hợp xe bị khóa bánh để đảm bảo an toàn
  • Khi xe xuống dốc, người điều khiển nên kết hợp phanh bằng động cơ, đồng thời với việc trả về số thấp nhằm hạn chế sự hao mòn của bố thắng
  • Khi đi trên đoạn đường trơn trượt, bạn nên hạn chế sử dụng phanh đĩa, ưu tiên cho phanh tang trống để tăng tuổi thọ cho phanh, giảm sự mài mòn
  • Với những xe máy có phanh đĩa nên kiểm tra dầu thắng thường xuyên
  • Bảo trì, vệ sinh hệ thống phanh xe máy thường xuyên để loại bỏ đất cát bám vào
  • Nên mua và thay phanh xe máy tại các cửa hàng linh kiện xe máy uy tín để đảm bảo chất lượng, an toàn

Kết luận

Hy vọng rằng với chia sẻ của VFPress về cách tăng chỉnh phanh xe máy trên đây đã phần nào giúp bạn gỡ bỏ mọi nỗi lo mất an toàn trong quá trình tham gia giao thông, an tâm phượt mọi cung đường ở tâm lý vững vàng nhất với phanh xe an toàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *