Bệnh viêm phổi là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm phổi là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sức khỏe con người rất quan trọng, khi bạn có một cơ thể khỏe mạnh bạn có thể làm bất cứ điều gì mà mình muốn. Do đó bản thân mỗi chúng ta cần trân trọng và tự giữ gìn sức khỏe của mình. Bệnh viêm phổi vốn là bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mà gần như ai cũng mắc phải nhất là sau dịch bệnh covid. Hãy bổ sung thêm kiến thức về bệnh viêm phổi để phòng tránh và chữa trị dứt điểm nhé.

Bệnh viêm phổi là gì?

Bệnh viêm phổi là gì?

Bệnh viêm phổi là tình trạng phổi bị tổn thương, phế nang phổi  bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vùng viêm phổi xuất hiện cố định hoặc tại các vị trí khác nhau, tình trạng nguy hiểm nhất khi toàn bộ lá phổi bị tổn thương. Loại bệnh này bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm từ trẻ nhỏ đến người già, dù trai hay gái.

Khả năng nhiễm bệnh viêm phổi tăng cao hơn với người miễn dịch kém. Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh một thời gian ngắn cơ thể bắt đầu có những triệu chứng của bệnh và cần được chữa kịp thời. Nếu để bệnh phát tác mạnh có thể dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi

Theo các chuyên gia y khoa của Cấp Cứu Vàng chia sẻ thì triệu chứng cơ bản nhất của bệnh viêm phổi đó là người bệnh sẽ bắt đầu ho, có các dấu hiệu của bệnh cảm cúm và còn tùy thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ. Đối với trẻ nhỏ, người già, người có miễn dịch kém thì các triệu chứng nặng hơn và kéo dài hơn. Sau đây là những triệu chứng bắt gặp tại những bệnh nhân bị viêm phổi:

  • Ho, ho dữ dội, ho có đờm và ho liên tục.
  • Nặng hơn là cảm giác khó thở, tức ngực.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Phát sốt, ớn lạnh dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy. Tùy từng trường hợp bệnh nhân mới bị sốt hay sốt nặng.
  • Viêm phổi có thể gây lú lẫn đối với người già.

Bệnh viêm phổi đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Đôi khi nhiều trẻ không thể hiện các triệu chứng của bệnh viêm phổi rõ ràng khiến bố mẹ nhầm lẫn. Phụ huynh hãy cẩn trọng khi trẻ có một vài dấu hiệu sau cần đưa đi khám kịp thời tại các cơ sở y tế:

  • Sốt cao dẫn đến các cơ co giật.
  • Ho, nôn mửa, khó thở và biếng ăn.
  • Trẻ mệt mỏi, nằm li bì một chỗ.
  • Da tái nhợt, lõm lồng ngực.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi

Viêm phổi là một loại bệnh rất dễ bị mắc phải khi cơ thể không có sự đề phòng do đó có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phổi. Cùng phân tích chi tiết hơn về những nguồn lây để có các biện pháp phòng tránh bệnh viêm phổi nhé.

Do vi khuẩn

Vi khuẩn có mặt ở mọi nơi đặc biệt vào thời tiết ẩm ướt vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng. Những người có hệ miễn dịch kém dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát bệnh viêm phổi hơn người bình thường. Mọi người bị lênh bệnh qua giọt bắn, khi nói chuyện hay tiếp xúc gần với những người đang bị viêm phổi.

Do nhiễm virus

Ở mức độ nghiêm trọng hơn khi người bệnh bị viêm phổi do virus. Mọi người có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của nó lớn như nào sau khi trải qua đại dịch SARS – CoV – 2. Virus Corona đã tấn công và tàn phá lá phổi của con người, khiến người bệnh trở nặng và gây ra nhiều hệ lụy sau này.

Tốc độ lây lan do virus gây vô cùng cao khi số ca mắc liên tục tăng và con đường lây nhiễm qua các giọt bắn, tiếp xúc gần với người bệnh. Viêm phổi do virus nếu nhẹ người bệnh bị ho hay cảm nhẹ, còn nặng làm suy nhược cơ thể, buồn nôn, trường hợp nặng phải thở máy thì bệnh cần phải tìm đếm dịch vụ cho thuê máy thở để được hỗ trợ, xấu nhất là người bệnh có thể tử vong.

Do nấm

Người bệnh hít phải các bào tử của nấm, sau đó chúng bám chặt vào phổi và phát triển nhanh chóng. Trong môi trường bị nhiễm bẩn, không đảm bảo vệ sinh con người dễ bị viêm phổi do nấm. Những người hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn do phổi đã bị tổn thương.

Do hóa chất

Viêm phổi do hóa chất là trường hợp hiếm gặp vì người mắc bệnh là những trường hợp tiếp xúc với các hóa chất. Loại viêm phổi này cũng có nhiều mức độ tùy thuộc vào loại hóa chất, thời gian và mức độ tiếp xúc của người bệnh với hóa chất đó. Tiếp xúc với các hóa chất độc hại còn là nguyên nhân gây lên nhiều bệnh khác nên bạn cần có biện pháp phòng tránh nếu bắt buộc làm việc trong môi trường đó.

Do bệnh viện

Đây là trường hợp hy hữu, người bệnh mắc phải sau khi đến bệnh viện khoảng 48 giờ mà trước đó không hề có bất cứ triệu chứng nào của bệnh viêm phổi. Tại bệnh viện có rất nhiều khoa truyền nhiễm và bệnh nhân qua lại rất nhiều nên không tránh khỏi trường hợp lây nhiễm vi khuẩn trong không khí.

Lây bệnh trong cộng đồng

Người bệnh bị lây nhiễm từ những người đã bị viêm phổi khác khi tiếp xúc gần hoặc bên ngoài cộng đồng. Bệnh bị lây nhiễm từ vi khuẩn, virus hay qua giọt bắn.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm phổi

Như đã nói bất kỳ ai cũng có thể bị viêm phổi, nhưng một vài đối tượng sau có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn hẳn:

Trẻ em, trẻ sơ sinh

Đây đều là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Theo thống kê có đến hơn 150 triệu ca viêm phổi của trẻ nhỏ trên toàn thế giới hàng năm. Nhất là trẻ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm phổi từ các nguồn lây hay nhiễm lạnh. Viêm phổi vô cùng nguy hiểm khi đã cướp đi tính mạng của 4.000 trẻ mỗi năm.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai rất dễ bị viêm phổi do hệ miễn dịch đã bị suy giảm. Khi bị mắc bệnh trong thời kỳ mang thai sẽ rất nguy hiểm do ảnh hưởng đến thai nhi. Viêm phổi nặng có thể gây ra việc sinh non, gây ra biến chứng cho thai nhi hay dẫn đến sảy thai. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào thai phụ cần đi khám ngay lập tức để được chữa trị kịp thời.

Người già, người có bệnh nền

Khả năng thích nghi do sự thay đổi thời tiết của các đối tượng này kém hơn người bình thường nên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Có thể thấy trong đại dịch Covid người lớn tuổi và người có bệnh nền chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao. Không những thế chuyển biến bệnh tình của họ vô cùng nhanh và nguy hiểm.

Cách phòng tránh bệnh viêm phổi

Cách phòng tránh bệnh viêm phổi

Để không phải hứng chịu cơn đau hay hậu quả để lại của căn bệnh viêm phổi mỗi người nên trang bị cho mình thật tốt các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Tiêm phòng chính là tấm khiên chắn tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi viêm phổi. Mỗi một độ tuổi sẽ có liều lượng, loại thuốc phù hợp bạn nên đến cơ sở y tế để nhận được chỉ dẫn về chế độ tiêm phòng.

Để tăng cường sức khỏe bạn cần có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp, thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Tự bảo vệ bản thân bằng cách đeo khẩu trang tại nơi công cộng, sát khuẩn, rửa tay và thường xuyên vệ sinh mũi, khoang họng bằng nước muối.

Cách điều trị bệnh viêm phổi hiệu quả

Trường hợp mắc bệnh nhẹ thì người bệnh có thể chữa bệnh tại nhà. Sau khi nhận được đơn thuốc mà bác sĩ kê đơn uống thuốc đầy đủ và đúng lịch. Sử dụng thêm các thực phẩm chức năng bổ trợ như thuốc ho bổ phế, bổ sung chất dinh dưỡng và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp.

Nếu như bệnh không giảm mà có diễn biến nặng hơn người bệnh cần đi khám ngay. Đến bệnh viện bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám như nghe tim phổi, chụp X-Quang hay lấy mẫu xét nghiệm để tìm ra mầm bệnh tùy thuộc vào từng trường hợp. Với bệnh nhân có diễn biến xấu phải nhập viện, được cấp cứu kịp thời và thở máy.

Sử dụng các loại thuốc dành riêng cho bệnh viêm phổi như thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt và giảm đau. Nếu bạn liên tục bị viêm phổi tái phát thì trong nhà cần dự trữ thuốc đầy đủ phòng trừ trường hợp xấu xảy ra.

Chúng ta không nên coi thường bệnh viêm phổi mà hãy chữa bệnh kịp thời. Khi mắc bệnh lá phổi đang gặp nguy hiểm do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Mỗi chúng ta hãy chủ động chăm sóc bản thân mình thật tốt nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *