financial analyst

Tìm hiều về Financial Analyst là gì? Nghề phần tích tài chính

“Chuyên viên phân tích tài chính” – Financial Analyst. Hẳn khi tìm kiếm việc làm bạn đã thấy thông tin tuyển dụng này rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mơ hồ về lĩnh vực này. Ngành công nghiệp tài chính cạnh tranh rất khốc liệt để có một chỗ đứng, đương nhiên cơ hội thăng tiến trong nghề rất đáng để bạn đầu tư. Nếu muốn trở thành một nhà phân tích tài chínhFinancial Analyst, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Financial analyst là gì?

Financial analyst – Nhà phân tích chính, là người sẽ kết hợp việc thu thập thông tin thị trường và nghiên cứu, cố vấn cho các doanh nghiệp để đưa ra quyết định và chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Là một chuyên gia, bạn cần am hiểu sâu sắc nền kinh tế vĩ mô và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi ngành nghề kinh doanh.

Financial analyst là gì?
Financial analyst – nhà phần tích tài chính nghề đang hot hiện nay

Một nhà phân tích tài chính phải ý thức được sự thay đổi liên tục trong lĩnh vực của mình, có chuẩn bị sẵn sàng cho những dự báo các điều kiện kinh tế trong tương lai cho bất kỳ biến số nào.

Tìm hiều về Financial Analyst.

Nhà phân tích nghiên cứu tài chính cần có những phẩm chất gì?

Nếu bạn đang là sinh viên, hãy cân nhắc trong lựa chọn nghề nghiệp như phân tích tài chính, nó rất tốt cho những ai học kinh tế, kế toán, kinh doanh và toán. Sẽ thật khôi hài nếu một người hoàn toàn tin vào những dữ liệu tài chính cung cấp, bởi nhiều doanh nghiệp áp dụng thủ thuật kế toán để xử lý tình hình tài chính. Bạn cần phân tích và hiểu rõ tình hình để đưa ra quyết định đúng đắn. Nếu bạn không phải là sinh viên kinh tế hay tốt nghiệp MBA, bạn cũng có thể trở thành chuyên gia phân tích tài chính bằng cách tham gia chương trình CFA- Chartered Financial Analyst (CFA).

Nhà phân tích nghiên cứu tài chính cần có những phẩm chất gì
Phẩm chất trở thành một Financial Analyst

Bên cạnh kiến thức chuyên sâu về tài chính, kỹ năng Excel là điều không thể thiếu. Thêm vào đó khả năng viết lách tốt sẽ là điểm cộng cho CV của một người phân tích tài chính tiềm năng. Hãy bổ sung thêm kiến thức cho những lĩnh vực liên quan trong doanh nghiệp như nhân sự, marketing, sản xuất… nữa nhé.

Những vị trí mà chuyên viên phân tích có thể làm.

Các nhà phân tích được tuyển dụng bởi công ty bảo hiểm, ngân hàng, ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư… trong ngành tài chính, nhiều nhà phân tích làm việc tổ chức đầu tư. Tại đây họ nghiên cứu các loại chứng khoán tại các sell-side firms hoặc viết bào cáo phân tích tài chính ((buy-side firms).

Buy-side investors được hiểu là các mutual fund managers. Những người này được ủy thác tiền để đầu tư hộ. Họ sẽ mua stocks dựa vào fundamentals của công ty.

Còn bên Sell-side ngược lại, đây là dân trade thuần túy. Họ chỉ làm tiền của hàng, tiền họ trade không phải là tiền của người gửi mà của hãng. Muốn trade được tiền của hãng đương nhiên đây phải là những dân chuyên nghiệp, có tài năng giỏi.

Không giống như 2 loại hình trên, nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư thường có vai trò xác định xem deal nào không nên đầu tư và cái nào có khả thi để đầu tư. Phân tích này có thể bao gồm sáp nhập và mua lại hoặc IPO.

Cần những gì khi vào nghề?

Những nhà phân tích tài chính cần thu thập dữ liệu nhiều thông tin kinh tế vĩ mô, thông tin chính xác về công ty. Thường họ sẽ dành nhiều thời gian để tham khảo những ấn phẩm: The Economist, The Financial Times, The Wall Street… hay các website tài chính.

hững nhà phân tích tài chính cần thu thập dữ liệu nhiều thông tin kinh tế vĩ mô, thông tin chính xác về công ty
Những thứ cần chuẩn bị để vào nghề financial analyst

Các Financial Analyst cũng chú trọng đến việc đi tới các công ty thường xuyên để có cái nhìn cụ thể về công ty đó. Họ sẽ học hỏi kinh nghiệm, giao lưu kiến thức tại các buổi hội thảo với các đồng nghiệp trong nghề.

Cơ hội thăng tiến.

Nếu là một tay mới trong Financial Analyst sẽ được thường xuyên tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp giỏi, bạn sẽ phải báo cáo lên cấp trên đều đặn. Do đó, rất có nhiều cơ hội để thăng tiến, thường từ một junior analyst lên senior analyst sẽ mất khoảng 3 năm. Từ một senior analyst có tiềm năng rất cao để trở thành đối tác cao cấp của công ty bảo hiểm, ngân hàng hoặc thành một nhà quản lý danh mục. Số khác sẽ trở thành chuyên gia tư vấn tài chính, đầu tư.

Bí quyết để thành công với Financial Analyst.

Nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc là điều tiên quyết, bạn phải thực sự am hiểu lĩnh vực này mới trụ được với nghề. Đương nhiên, kỹ năng văn phòng, xây dựng được cơ sở dữ liệu tốt là điều không thể thiếu. Cái khó nhất trong phân tích tài chính là phải có chỉ tiêu trung bình ngành tin cậy để làm cơ sở so sánh và nhận định các số liệu.

Hãy thường xuyên bám sát, trao đỗi những người làm thực tiễn trong doanh nghiệp. Đồng thơi, đọc sách và nghiên cứu thêm kiến thức. Kỹ năng quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên cũng giúp ích nhiều cho việc thu thập thông tin của bạn đấy.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về Financial Analyst, một sự nghiệp rộng mở khi làm phân tích tài chính phải không? Tuy nhiên nó cũng cần sự đánh đổi bởi bạn sẽ bỏ ra nhiều nỗ lực và phấn đấu trong nghề. Đây là nghề không theo thị hiếu nhưng phần thưởng rất xứng đáng bởi vai trò cực quan trọng cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.

>> Xem thêm: vốn đầu tư là gì? <<

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *