Chi phí marketing

Chi phí marketing bao gồm những gì?

Marketing là một hoạt động không thể thiếu của mỗi cá nhân, shop, doanh nghiệp khi có dự định tiếp thị hình ảnh, sản phẩm hay dịch vụ của mình. Tất nhiên, khi tiến hành marketing hẳn sẽ khiến bạn tốn một khoản chi phí nhất định. Vậy chi phí marketing là gì? Chi phí marketing bao gồm những gì? Marketing như thế nào để tối ưu chi phí nhất? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn bàn luận về vấn đề này.

Chi phí marketing bao gồm những gì?

Việc xác định được các khoản chi phí marketing càng chi tiết sẽ giúp bạn kiểm soát được hoạt động của chiến dịch. Thông qua đó, bạn có giải pháp tối ưu hiệu quả marketing sao cho tiết kiệm nhất.

Khi bắt đầu hoạt động marketing kinh doanh, chi phí marketing của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, hoạt động marketing sẽ tốn một số chi phí sau đây: 

Chi phí bán hàng cá nhân

Bán hàng cá nhân tức là một nhân viên tiếp thị trực tiếp cho khách hàng về sản phẩm nào đó của doanh nghiệp. Khi đó, chủ doanh nghiệp sẽ tự giải quyết công việc này ở những ngày đầu, thông qua các chuyên gia có kinh nghiệm, kỹ năng bán hàng, lên kế hoạch cụ thể.

Chi phí bán hàng cá nhân

Chi phí bán hàng cá nhân ở đây phải tính đến chính là chi phí trả cho người bán hàng (lương, thưởng). Ngoài ra, đó có thể kèm thêm chi phí tuyển dụng, huấn luyện nhân sự. 

Hầu hết các doanh nghiệp đều đang phải chi khoản phí này. Tuy nhiên, bán hàng cá nhân vẫn đang được coi là một plan thúc đẩy kinh doanh. Bởi họ chính là người đưa sản phẩm trực tiếp tới khách hàng.

Nhằm giúp hoạt động bán hàng cá nhân hiệu quả hơn, doanh nghiệp cũng đừng quên đến các chi phí cho danh thiếp, tài liệu quảng cáo sản phẩm, các loại ngân sách phát triển, kịch bản sale cho nhân viên bán hàng của bạn tiến hành công việc thuận lợi.

Website and Digital

Website, các kênh mạng xã hội sẽ là những trang thông tin có tính quảng bá, lôi kéo khách hàng cực kỳ tốt. Nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão, con người ưa thích mua sắm online, sử dụng mạng internet thường xuyên hơn. Chỉ cần một hình thức chụp profile doanh nghiệp để đăng lên website hoặc các kênh mạng xã hội cũng giúp quảng bá hình ảnh công ty hiệu quả.

Theo chuyên gia thiết kế website của https://mona.media/ thì việc Thiết kế một website chuyên nghiệp, chất lượng sẽ là chi phí trả trước để bạn thực hiện các kế hoạch quảng bá thương hiệu và kinh doanh online. Tùy vào đặc thù ngành nghề, nhu cầu của từng doanh nghiệp mà chi phí cho xây dựng website sẽ có sự khác biệt.

Ngoài chi phí cho thiết kế website, doanh nghiệp có thể bỏ thêm một số loại chi phí để tiến hành chạy quảng cáo, thuê nhân viên SEO website, lấp đầy nội dung. Bạn có thể tuyển nhân viên inhouse hoặc thuê các freelancer hay đơn vị dịch vụ SEO website ngoài.

Đặc biệt trong mỗi kênh Marketing khác nhau sẽ có những chi phí chênh lệch khác nhau, tùy thuộc vào mục đích của bạn và nơi mà khách hàng của bạn ở đó.

Đối với SEO thì theo các chuyên gia Marketing và SEO tại Mona SEO thì chi phí dành cho SEO là không nhỏ, rất nhiều doanh nghiệp có nhìn nhận sai về SEO, vì khi nơi nào đó có khách hàng thì nơi đó có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, đặc biệt là 1 nơi mà người dùng tìm kiếm khi có nhu cầu như trên Google. Vì vậy nếu bạn thực sự quan tâm về các kênh Marketing Online với SEO thì nên dành thời gian tìm hiểu – và quyết định đúng với mục tiêu kinh doanh của mình.

Chi phí và hoa hồng cho đơn vị quảng cáo ngoài

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm để thực hiện các chiến dịch marketing thì việc thuê một đơn vị ngoài chạy quảng cáo sẽ là lựa chọn hữu hiệu nhất.

hoa hồng cho đơn vị quảng cáo

Các đơn vị quảng cáo ngoài thường sẽ tính phí dựa trên thời gian dành cho plan hoặc chiết khấu trên chi phí chạy quảng cáo của bạn. Ví dụ: Nếu bạn thuê đơn vị ngoài chạy quảng cáo Facebook, Google Ads, họ sẽ tính chi phí trả cho Google, Facebook và phần còn lại chí là hoa hồng mà bạn trả cho chính đơn vị chạy đó.

Nếu bạn không muốn thuê đơn vị chạy bên ngoài, bạn có đủ năng lực để quản plan nội bộ thì hãy tìm cho mình đội ngũ media riêng.  Quảng cáo ở đây có rất nhiều hướng, phổ biến như: website, social media, báo chí, TV, rạp chiếu phim, biển quảng cáo, ads vận chuyển,… Khi đó, bạn cũng sẽ có thêm khoản chi phí trả cho copywriter và designer, đơn vị in ấn, đơn vị bạn order duy trì quảng cáo nữa.

Chi phí cho các chiến dịch trực tiếp, in ấn và gửi thư

Nhiều người đang cho rằng quảng cáo bằng các sản phẩm in ấn đang lỗi thời, nhưng chúng vẫn có những hiệu quả nhất định mà các hình thức quảng cáo online khó có thể giải quyết được. 

Nếu các chương trình quảng cáo trên TV, báo đài, điện thoại,… chỉ lướt qua họ rồi thôi (nếu không thực sự hứng thú). Bạn vẫn có thể khiến khách hàng quan tâm thông qua những ấn phẩm cầm nắm sờ thấy được như tờ rơi, bưu thiếp, thư bán hàng, phiếu giảm giá, voucher quà tặng,…Chúng có thể khiến khách hàng quan tâm thêm một lần nữa về chương trình của bạn nếu họ bỏ lỡ quảng cáo trên mạng internet.

Tuy nhiên, bạn sẽ cần lập chi phí cụ thể cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp về cả nhân sự, chi phí in ấn, thậm chí là chi phí cho data khách hàng, các designer & copywriter thực hiện ý tưởng cho ấn phẩm,…

Lương nhân viên Marketing

Lương nhân viên Marketing

Ngân sách cho nhân sự cũng là một phần quan trọng nếu bạn thuê hẳn đội ngũ marketing nội bộ. Các công ty vừa và quy mô lớn thường sẽ cần một đội ngũ đầy đủ từ marketing manager, content marketing, designer, social media manager,…. Tùy vào từng mục đích và hướng marketing của doanh nghiệp mà đội ngũ marketing sẽ có những thêm một số nhân tố khác như zalo marketing, email marketing, digital marketing,…

Nếu ngân sách của bạn eo hẹp, hãy thuê các chuyên gia quản lý công việc này như một sự thay thế để tinh giản đội ngũ, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả marketing tốt nhất.

Nghiên cứu và khảo sát khách hàng

Nghiên cứu và xác định đúng đối tượng khách hàng, hiểu được họ muốn gì, cần gì, thích gì,… chính là tiền đề cho kế hoạch marketing của bạn đi đúng hướng. Tưởng chừng khoản chi phí này đắt đỏ. Nhưng bạn có thể tiết kiệm và sử dụng những tài liệu có sẵn trên internet, tạo chí công nghiệp, các công cụ khảo sát. 

Chi phí cho việc nghiên cứu và khảo sát không lớn, nhưng chắc chắn đây sẽ là việc bạn cần phải làm. Và nó vẫn được xếp vào chi phí marketing nếu bạn phải chi ra một khoản nào đó.

Các chi phí khác

Các chi phí khác

Ngoài các loại chi phí marketing bên trên, bạn có thể phải chi một số khoản cho việc tạo sự kiện, quản lý thương hiệu, nhượng quyền thương hiệu, chi phí thuê KOLs,… Nếu phủ thương hiệu trên internet bạn sẽ phải mất thêm những chi phí như: Mua báo, chi phí dịch vụ entity cho website, dịch vụ SEO, chạy quảng cáo Google,… Rất nhiều khoản chi phí marketing sẽ xuất hiện, tùy vào từng mặt hàng ngành nghề và chiến dịch của bạn.

Cách tính chi phí marketing

Hãy xác định cụ thể về chi phí marketing càng tỉ mỉ càng tốt. Như vậy bạn sẽ càng có những bước tối ưu triệt để hơn.

Thước đo chi phí marketing của doanh nghiệp hay dùng nhất là: tỷ lệ phần trăm chi tiêu cho marketing/ tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Lưu ý: 

  • Tỷ lệ này có thể dao động tùy loại hình sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, tùy từng nhóm ngành.
  • Tỷ lệ này ở các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tiêu dùng, công nghiệp, dịch vụ chuyên nghiệp,… thường sẽ cao hơn những doanh nghiệp đang giới thiệu sản phẩm/dịch vụ/định vị thương hiệu mới hoặc tiếp cận một thị trường mới.

Cách tính chi phí marketing

Theo quy tắc Ngón tay cái (quy tắc đánh giá dựa trên kinh nghiệm) thì: Các doanh nghiệp B2C kinh doanh mặt hàng tiêu dùng nên dành từ 6 – 12% doanh thu cho việc marketing, B2B nên dành ra 2 – 6%.

Một báo cáo của Hội đồng Giám đốc MKT – CMO năm 2010 có chỉ ra: 16% doanh nghiệp chi 5 – 6 % doanh thu cho marketing, 23% doanh nghiệp chi hơn 6% và các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm/thương hiệu mới hoặc thâm nhập thị trường mới có thể chi tới 20% doanh thu (thậm chí cao hơn) cho việc marketing. Các thương hiệu tiêu dùng cao cấp có thể chi tiêu mạnh hơn cho hoạt động này.

Ngoài tính dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh số, bạn có thể xác định chi phí marketing thông qua:

  • Ngân sách cân xứng với đối thủ
  • Tỷ lệ nhất định
  • Dựa trên kỳ vọng của doanh nghiệp

Giải pháp tối ưu chi phí marketing cho doanh nghiệp, chủ shop

Để tối ưu chi phí marketing, bạn nên quan tâm tới một số vấn đề sau đây:

  • Nguồn hàng: Lựa chọn nguồn hàng hot, giá rẻ, ổn định.
  • Nhân sự: Đội ngũ nhân sự chất lượng, hoạt động nhất quán, năng nổ, chủ động và sáng tạo. Nhưng muốn vậy, hẳn bạn cũng phải có cách quản lý và tạo ra sự trung thành cho nhân viên của mình.
  • Đa dạng hóa kênh marketing: Việc tiếp cận đa dạng các kênh marketing giúp bạn có thể với tay tới nhiều thị trường, tiếp cận được đông đảo khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi và tăng hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn biết thêm về chi phí marketing gồm những gì, cách tính và một số giải pháp để tối ưu chi phí marketing hiệu quả. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích nhiều cho chiến dịch marketing của bạn trong tương lai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *